Method - phương thức trong java
I. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG THỨC 1. Khai báo phương thức (hàm)
Dạng tổng quát của một phương thức như sau :
[acess] : điều khiển truy xuất
[static] : hàm lớp
[abstract] : hàm trừu tượng
[final] : hàm hằng
Type] MethodName(Parameter-List) throws exceptions {
// Body of method
}

- Type : Kiểu dữ liệu do hàm trả về, có thể là kiểu bất kỳ, kể cả các kiểu lớp do bạn tạo ra. Nếu hàm không trả về giá trị nào, kiểu trả về của nó phải là void.
- Các hàm có kiểu trả về không phải là void sẽ trả về một giá trị cho chương trình gọi nó dùng dạng câu lệnh return như sau : return biểu thức;
Giá trị của biểu thức được tính và trả về cho hàm
- Tất cả thông tin bạn muốn truyền được gởi thông qua tham số nằm trong hai dấu ( ) ngay sau tên hàm. Nếu không có tham số vẫn phải có ( )
Parameter-List : Danh sách tham đối phân cách bởi các dấu phẩy, mỗi tham đối phải được khai báo kiểu, có thể là kiểu bất kỳ, có dạng : Type Parameter1, Type Parameter2 ...

2. Phạm vi truy xuất thành phần của lớp
Các điều khiển truy xuất của Java là public, private và protected. protected chỉ áp dụng khi có liên quan đến kế thừa sẽ xét đến sau
Khi bổ sung tiền tố cho một thành phần của lớp (biến và hàm) là : - Từ khoá public : chỉ ra rằng thành phần này có thể được truy xuất bởi bất kỳ dòng lệnh nào dù ở trong hay ngoài lớp mà nó khai báo
 
- private : chỉ có thể được truy xuất trong lớp của nó, mọi đoạn mã nằm ngoài lớp, kể cả những lớp con đều không có quyền truy xuất - Khi không có điều khiển truy xuất nào được dùng, mặc nhiên là public nhưng chỉ trong gói của nó, không thể truy xuất từ bên ngoài gói của nó
 
3. Phương thức main()
Khi chạy ứng dụng độc lập, bạn chỉ tên Class muốn chạy, Java tìm gọi hàm main() trước tiên trong Class đó, phương thức main sẽ điều khiển chạy các phương thức khác.
Dạng tổng quát của phương thức main()
public static void main(String args[]) {
// Body of Method
}
- Một chương trình chỉ cần một lớp có phương thức main() gọi là lớp ứng dụng độc lập Primary Class.
 
- Từ khoá static cho phép hàm main() được gọi khi không cần khởi tạo đối tượng. Vì main() được trình thông dịch của Java gọi trước khi bất kỳ lớp nào được khởi tạo
 
- Từ khoá void cho biết hàm main() không trả về giá trị
 
- Từ khoá public chỉ ra rằng hàm này được gọi bởi dòng lệnh bên ngoài lớp khi chương trình khởi động.
 
- Tham đối String args[ ] khai báo tham số tên args thuộc lớp String, chứa chuỗi ký tự. Tham đối này giữ các tham đối dòng lệnh dùng khi thi hành chương trình. Ví dụ 1 :
 
class ViDu {
public static void main (String args[]) {
for (int i=0; i < args.length; i++) {
System.out.println(“Tham doi thu “+i+”: “+args);
}
}
}
Khi chạy chương trình :
C:\>
¿java ViDu Thu tham doi dong lenh
Tham doi thu 0 : Thu
Tham doi thu 1 : tham ....
C
:>¿java ViDu Thu “tham doi” “dong lenh”
Tham doi thu 0 : Thu
Tham doi thu 1 : tham doi
Tham doi thu 2 : dong lenh
Ví dụ 2 :
class ViDu2;
public static void main(String args[]) {
int sum = 0;
float avg = 0;
for (int i=0; i<args.length;i++) {
sum += Integer.parseInt(args);
}
System.out.println(“Tong =”+sum);
System.out.println(“Trung binh =”+ (float) sum/args.length);
}
}
Khi chạy chương trình :
C:\>
¿java ViDu2 1 2 3
Tong = 6
Trung binh = 2

4. Hàm khởi tạo (Constructor)
Có những thao tác cần thực hiện mỗi khi đối tượng lần đầu tiên được tạo như khởi tạo giá trị cho các biến. Các công việc này có thể làm tự động bằng cách dùng hàm khởi tạo.
Hàm khởi tạo có cùng tên với lớp mà nó thuộc về, chỉ được tự động gọi bởi toán tử new khi đối tượng thuộc lớp được tạo. Hàm khởi tạo không có giá trị trả về, khi định nghĩa hàm có thể ghi void hay không ghi. Ví dụ : - kích thước hộp được khởi tạo tự động khi đối tượng được tạo.
 
class Box {
double width;
double height;
double depth;
double volume() {
return width * height * depth; } Box(double w, double h, double d) { width = w; height = h;
depth = d;
} } class BoxDemo { public static void main (String args[ ]) { Box myBox1 = new Box(10,20,15);
Box myBox2 = new Box(3,6,9); double vol; vol = myBox1.volume(); System.out.println(“Thể tích là : “+vol); vol = myBox2.volume(); System.out.println(“Thể tích là : “+vol); }
} - Khi bạn không định nghĩa tường minh hàm khởi tạo cho một lớp, Java sẽ tạo hàm khởi tạo mặc nhiên cho lớp đó. Vì vậy các chương trình trước đó vẫn làm việc bình thường. Hàm khởi tạo mặc nhiên không có danh sách tham đối, tự động khởi tạo tất cả các biến của đối tượng về trị rỗng theo các quy ước mặc định của Java, trị 0 cho kiểu số, ký tự ‘\0’ cho kiểu ký tự char, trị false cho kiểu boolean, trị null cho các đối tượng
 
- Hàm khởi tạo cũng có thể được nạp chồng như hàm bình thường ̣(sẽ nói rõ ở phần sau) nghĩa là ta được phép định nghĩa nhiều hàm khởi tạo khác nhau ở danh sách tham đối hay kiểu tham đối

5. Hàm hủy
Các đối tượng cấp phát động bằng toán tử new, khi không tồn tại tham chiếu nào đến đối tượng, đối tượng đó xem như không còn cần đến nữa và bộ nhớ cho nó có thể được tự động giải phóng bởi bộ thu gom rác (garbage collector). Trình thu gom rác hoạt động trong một tuyến đoạn (Thread) độc lập với chương trình của bạn. Bạn không phải bận tâm gì đối với công việc này. Sau này bạn sẽ hiểu rõ tuyến đoạn là thế nào
Tuy nhiên, Java cũng cho phép ta viết hàm hủy, có thể cũng cần thiết cho những trường hợp nào đó. Hàm hủy trong Java chỉ được gọi bởi trình thu gom rác, do vậy bạn khó đoán trước vào lúc nào hàm hủy sẽ được gọi
Dạng hàm hủy như sau :
protected void finalize() {
// Body of Method
}

6. Từ khoá this
Nếu biến được định nghĩa trong thân hàm, đó là biến cục bộ chỉ tồn tại khi hàm được gọi. Nếu biến cục bộ như vậy được đặt tên trùng với biến đối tượng hoặc biến lớp, nó sẽ che khuất biến đối tượng hay biến lớp trong thân hàm :
Ví dụ :
class ViDu {
int test = 10; // Biến đối tượng
void printTest() {
int test = 20; // Biến cục bộ
System.out.println(“test = “+test); // In biến cục bộ
}
public static void main(String args[]) {
ViDu a = new ViDu();
a.printTest();
}
}
Từ khoá this có thể dùng bên trong bất cứ phương thức nào để tham chiếu đến đối tượng hiện hành, khi biến đối tượng trùng tên với biến cục bộ.
 
Ví dụ : Thay dòng lệnh trên :
System.out.println(“test = “+this.test); // In biến cục bộ, this chỉ đối tượng a

7. Nạp chồng hàm (Overloaded Methods)
Trong cùng một lớp, Java cho phép bạn định nghĩa nhiều hàm trùng tên với điều kiện các hàm như vậy phải có danh sách tham đối khác nhau, nghĩa là khác nhau về số tham đối hoặc kiểu của các tham đối. Khả năng như vậy gọi là sự nạp chồng hàm. Java chỉ phân biệt hàm này với hàm khác dựa vào số tham đối và kiểu của các tham đối, bất chấp tên hàm và kiểu của kết quả trả về.
Ví dụ :
// MyRect.java
import java.awt.Point;
class MyRect {
int x1 = 0;
int y1 = 0;
int x2 = 0;
int y2 = 0;
MyRect buildRect(int x1, int y1, int x2, int y2) {
this.x1 = x1;
this.y1 = y1;
this.x2 = x2;
this.y2 = y2;
return this;
}
MyRect buildRect(Point topLeft, Point bottomRight) {
x1 = topLeft.x;
y1 = topLeft.y;
x2 = bottomRight.x;
y2 = bottomRight.y;
return this;
}
MyRect buildRect(Point topLeft, int w, int h) {
x1 = topLeft.x;
y1 = topLeft.y;
x2 = x1+w;
y2 = y1 + h;
return this;
}
void display() {
System.out.print(“Doi tuong MyRect : <” + x1 + “, “+y1);
System.out.println(“, “+x2+”, “+y2+”>”);
}
}
Thật ra, trong gói awt có sẵn lớp Rectangle chuyên dùng để biểu diễn hình chữ nhật. Lớp MyRect của ta chỉ dùng để minh hoạ cho khái niệm nạp chồng hàm. Trong lớp MyRect có những hàm giúp bạn tạo ra đối tượng MyRect với những yếu tố cho trước khác nhau :
- Cho trước toạ độ góc trên trái x1, y1 và toạ độ góc dưới phải x2, y2
- Cho trước góc trên trái và góc dưới phải của hình chữ nhật dưới dạng đối tượng Point
- Cho trước toạ độ góc trên trái của hình chữ nhật dạng đối tượng Point cùng chiều rộng, chiều cao
Nhờ khả năng nạp chồng hàm, bạn chỉ cần nhớ một tên hàm cho các hàm khác nhau cùng chức năng
Chương trình sử dụng lớp MyRect xây dựng ở trên :
import java.awt.Point;
class UngDung {
public static void main(String args[]) {
MyRect rect = new MyRect();
rect.buildRect(25,25,50,50);
rect.display();
rect.buildRect(new Point(10,10), new Point(20,20));
rect.display();
rect.buildRect(new Point(10,10), 50, 50);
rect.display();
}
}

8. Truyền tham đối
Java dùng cả hai cách truyền tham đối : truyền bằng giá trị và truyền bằng tham chiếu, tùy vào cái gì được truyền - Khi ta truyền một kiểu sơ cấp cho phương thức, nó sẽ truyền bằng giá trị. Vì vậy những gì xảy ra với tham đối trong phương thức, khi ra khỏi phương thức sẽ hết tác dụng - Khi ta truyền một đối tượng (kiểu phức hợp) cho phương thức, nó sẽ truyền bằng tham chiếu. Vì vậy, thay đổi ở đối tượng bên trong phương thức ảnh hưởng đến đối tượng dùng làm tham đối.
Ví dụ 1 :
class ViDu {
void tinhToan(int i, int j) {
i *= 2;
j /= 2;
}
}
class UngDung {
public static void main(String args) {
ViDu o = new ViDu();
int a = 15, b = 20;
System.out.println(“a và b trước khi gọi : “+a+ “ ”+b);
o.tinhToan(a, b);
System.out.println(“a và b sau khi gọi : “+a+” “+b);
}
}
Kết quả của chương trình :
a và b trước khi gọi : 15 20
a và b sau khi gọi : 15 20
Ví dụ 2 :
class ViDu {
int a, b;
ViDu (int i, int j) {
a = i;
b = j;
}
void tinhToan(ViDu o) {
o.a *= 2;
0.b /= 2;
}
}
class UngDung {
public static void main(String args[]) {
ViDu o = new ViDu(15, 20);
System.out.println(“o.a và o.b trước khi gọi : “+o.a+” “+o.b);
o.tinhToan(o);
System.out.println(“o.a và o.b sau khi gọi : “+o.a+” “+o.b);
}
}
Kết quả chương trình :
o.a và o.b trước khi gọi : 15 20
o.a và o.b sau khi gọi : 30 10

0 blogger-facebook:

Post a Comment

 
Top