PHẦN 5 : CÁCH BẢO VỆ TÀI KHOẢN GOOGLE ADSENSE HIỆU QUẢ

Trong quá trình kiếm tiền với Google Adsense, việc chơi xấu từ bên thứ 3 rất dễ khiến tài khoản bị khóa hoặc vô hiệu hóa tạm thời chức năng kiếm tiền, nhất là khi tình trạng GATO đang bùng nổ ngày càng mạnh mẽ ở Việt Nam. Do đó, việc chủ động bảo vệ tài khoản Google Adsense là điều hết sức cần thiết.




Không phải tự nhiên mà rất nhiều MMOer Việt Nam lại hết sức quan tâm đến chủ đề này. Mình thấy thật đáng buồn cho sân chơi kiếm tiền online hiện nay, trong khi Publisher nước ngoài đang ngày đêm cùng hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để kiếm tiền hiệu quả từ Google Adsense thì Publisher Việt lại đang cố gắng tìm cách để "dìm hàng" nhau.

Ví dụ ngay trên Youtube nhé, những mem nào đã từng lăn lộn kiếm tiền từ youtube thì sẽ rất hay gặp phải trường hợp này : cứ clip nào mà cứ lắm view một chút là y như rằng sớm muộn cũng bị report (gắn cờ báo cáo) bởi các thành phần GATO. Vì hầu hết các clip đều được reup (up lại) hoặc sử dụng âm thanh có sẵn từ bên thứ 3 nên sau mỗi lần cắm cờ như vậy, đa số các kênh youtube có chứa clip đó đều bị ăn gậy, kiếm tiền công cốc. Thử hỏi nếu chuyện này cứ tiếp tục xảy ra hàng ngày thì bao giờ chúng ta mới đuổi kịp được tốc độ kiếm tiền của GA trên toàn thế giới ?

Nói như vậy cũng đủ để chúng ta hiểu được phần nào việc kiếm tiền từ Google Adsense không đơn thuần chỉ là công việc MMO thông thường mà đây còn là một chiến trường cạnh tranh khốc liệt không có hồi kết. Việc bị đối thủ chơi xấu đã trở nên quá quen thuộc với nhiều Publisher Việt Nam. Do đó, hãy chủ động bảo vệ cho tài khoản của chính bạn ngay từ giờ nhé !

Vấn nạn click tặc - Spam click trong Google Adsense


Thuật ngữ click tặc được sử dụng để ám chỉ những người chuyên click - nhấp chuột vô tội vạ vào quảng cáo trên youtube hoặc website, blog cá nhân nhằm mục đích tạo ra số lần hiển thị cùng số lần nhấp chuột không hợp lệ, qua đó gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến tài khoản Google Adsense. Mặc dù nạn click tặc ngày càng phát triển trong cộng đồng MMO Việt Nam nhưng cách phòng chống vẫn chưa thực sự được Publisher quan tâm cho lắm, điều này rất dễ dẫn đến việc tài khoản Adsense bị Google đưa vào tầm ngắm theo dõi.

Để phát hiện click tặc, có một cách rất đơn giản, chúng ta chỉ cần so sánh tương quan giữa số tiền dự tính kiếm được với số tiền thực tế kiếm được trong bảng báo cáo của Google Adsense. Tỉ lệ này càng lớn, nguy cơ dính click tặc càng cao.
Ví dụ : Báo cáo thu nhập Adsense Ngày 15/06/2014 của mình
- Số lượt click : 100
- CPC trunh bình / 1 click : 0,01$
⇒ số tiền dự tính kiếm được rơi vào khoảng : 100 x 0,01 = 1$
tuy nhiên trong báo cáo, số tiền thực tế kiếm được chỉ khoảng 0,1$ ⇒ bạn đã bị click tặc

Việc click tặc có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc nhóm người cùng cạnh tranh về một nội dung nào đó, thậm chí không thiếu những dịch vụ chuyên cung cấp click chỉ với vài trăm nghìn VNĐ để chơi xấu lẫn nhau. Bên cạnh đó thì các nhà xuất bản cũng không thể tiến hành kiểm soát, chặn IP của clicker vì chúng rất đông và nguy hiểm, hơn nữa việc truy tìm IP cũng không hề đơn giản, tốn kém thời gian. Trong trường hợp này, cách xử lý  tốt nhất  là sử dụng đến biểu mẫu liên hệ về việc nhấp chuột không hợp lệ của Google Adsense.

Trong biểu mẫu này, chúng ta cần cung cấp những thông tin phản hồi cho Google càng chi tiết càng tốt. Việc làm này về cơ bản sẽ giúp Publisher giải quyết được khá triệt để vấn nạn click tặc, từ giờ trở đi việc spam click sẽ không còn ảnh hưởng nhiều đến quá trình kiếm tiền trên Google Adsense.

Biểu mẫu liên hệ về việc nhấp chuột không hợp lệ trong Google Adsense 2014

Đặt mã adsense lên trang web vi phạm chính sách nội dung của Google Adsense


Cách làm này tương đối đơn giản, được khá nhiều Publisher Việt Nam áp dụng để chơi xỏ lẫn nhau, mà đã "dính phốt" thì coi như đi luôn tài khoản. Việc đặt trái phép mã adsense lên các website, blog cá nhân có chứa nội dung khiêu dâm, cờ bạc, bạo lực ... cũng đồng nghĩa với việc tài khoản adsense đó đã vi phạm nghiêm trọng chính sách của Google Adsense. Trong trường hợp này, nguy cơ vô hiệu hóa tính năng kiếm tiền online trên adsense là điều rất khó tránh khỏi, thậm chí tài khoản Adsense có thể bị khóa vĩnh viễn.

Để lấy được mã adsense ở một website bất kỳ, chúng ta chỉ cần view mã nguồn HTML là sẽ thấy ngay. Sau đó, copy mã này lại rồi đặt lên các trang web đang vi phạm chính sách nội dung của Google. Mặc dù không được sử dụng phổ biến như vấn nạn click tặc nhưng rõ ràng cách chơi xấu này lại tiềm ẩn nguy cơ vô cùng to lớn tới tài khoản Adsense

Để khắc phục tình trạng này, nhà xuất bản chỉ nên cho phép quảng cáo được hiển thị trên những tên miền nhất định. Ngoài danh sách này , khi mã adsense được đặt lên bất cứ trên tên miền nào khác, dù quảng cáo  xuất hiện nhưng hệ thống Adsense sẽ không công nhận quảng cáo này là hợp lệ. Để tiến hành xây dựng danh sách quản lý, thực hiện lần lượt theo các bước sau  :

Bước 1 : Truy cập trang chủ adsense, trên thanh menu ngang, chọn Tab Cho phép & Chặn quảng cáo
Bước 2 : Bên menu trái hiển thị tương ứng, tại mục Nội dung chọn Quản lý


Bước 3 : Chọn tiếp truy cập và uy quyền.


Bước 4 : Ở mục Ủy quyền trang web, nhập tên miền cho phép quảng cáo hiển thị, mỗi tên miền trên 1 dòng.



Bước 5 : Ấn Lưu để kết thúc.

Publisher click nhầm vào quảng cáo của chính mình


Sự cố này rất ít khi bị Publisher mắc phải, tuy nhiên việc vô tình nhấp chuột vào chính quảng cáo của mình dù ít hay nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tài khoản cũng như việc kiếm tiền uy tín trên Google Adsense. Để hạn chế tình trạng này, pubisher nên sử dụng đến thanh công cụ dành cho nhà xuất bản  được thiết kế riêng bởi Google.

Thanh công cụ dành cho nhà xuất bản của Google cung cấp các tính năng sau : 
- Cửa sổ bật lên tổng quan về tài khoản mà bạn truy cập từ trình duyệt Chrome thông qua biểu tượng  nằm ở đầu trang.
- Lớp phủ quảng cáo trong trang web cung cấp thông tin chi tiết về quảng cáo trên trang web của bạn.
- Khả năng "nhấp chuột thử nghiệm" lên lớp phủ quảng cáo mà những nhấp chuột đó không bị tính là spam quảng cáo.
- Cửa sổ "Chi tiết quảng cáo" - có thể truy cập từ bất kỳ lớp phủ nào - cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết hơn về quảng cáo cũng như kiểm soát chặn quảng cáo, URL hoặc mạng quảng cáo hay báo cáo vấn đề với quảng cáo.

Tổng kết kinh nghiệm bảo vệ tài khoản Google Adsense


Trên thực tế, có rất nhiều cách để Publisher Việt Nam bảo vệ tài khoản Adsense hiệu quả. Do kinh nghiệm hạn chế nên mình chưa thể chia sẻ được hết cho các bạn, về cơ bản thì các cách phòng tránh trên cũng đủ dùng cho anh em chơi Adsense rồi. Trong thời gian tới nhất định mình sẽ bổ sung thêm để bài viết này ngày càng hoàn thiện, chúc cả nhà kiếm tiền vui vẻ !

Xem clip mẫu: 

0 blogger-facebook:

Post a Comment

 
Top